【Xem Ngay】Răng Khôn Hàm Trên Mọc Lệch Ra Má Phải Làm Sao?

Chào Bác sĩ! Em nay năm 25 tuổi, hiện em có một chiếc răng khôn hàm trên mọc lệch ra ngoài, về phía má, mỗi khi ăn uống rất hay bị cắn phải má, rất đau và khó chịu Bác sĩ ạ!Bác sĩ cho em hỏi trường hợp răng khôn mọc lệch ra má phải làm sao, xử lý như thế nào để chấm dứt tình trạng trên. Em cám ơn.

(Minh Thúy- Tân Bình)

Trả lời:

Chào bạn Minh Thúy!

Rất cảm ơn những chia sẻ từ bạn, vấn đề thắc mắc của bạn về răng khôn chúng tôi xin tư vấn cụ thể như sau:

Răng khôn là chiếc răng hàm thứ ba, mọc ở cuối mỗi góc hàm và là chiếc răng mọc sau cùng ở người trưởng thành. Khi xương hàm trong khoang miệng đã không còn đủ chỗ, răng khôn muốn mọc lên thì phải len vào xương hàm tìm hướng để có thể trồi lên, đó là nguyên nhân vì sao đa số răng khôn đều không mọc thẳng.

rang khon ham tren moc lech ra ma 1

Các dạng mọc của răng khôn?

  • Răng khôn mọc lệch ra má
  • Răng khôn mọc lệch 90 độ
  • Răng khôn mọc ngang đâm về phía răng 7
  • Răng khôn mọc ngược vào phía xương hàm
  • Răng khôn mọc lệch, bị viêm lợi trùm, mọc kẹt vào răng 7.

Những tai biến từ răng khôn

Biến chứng mà những chiếc răng khôn mọc không bình thường luôn gây ra những phiền phức khó lường và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Điển hình là khi răng khôn mọc ngầm thường sẽ mang theo những nang thân răng, dễ gây tình trạng viêm nhiễm tại chỗ. Răng khôn hàm trên nếu không còn chỗ để mọc bình thường sẽ mọc đâm vào má, hoặc mọc ngược ra sau, khi ăn nhai người bệnh sẽ dễ cắn phải má, gây sưng đau khó chịu. Tuy nhiên, những tai biến mà răng khôn có thể gây ra thì ở hàm dưới sẽ nhiều và nặng hơn rất nhiều so với hàm trên.

Răng khôn mọc lệch ra má phải làm sao?

Trường hợp răng khôn đâm vào má của bạn, để giải quyết triệt để thì nhổ bỏ là cách tốt. Tại nha khoa Đăng Lưu, quá trình nhổ răng khôn mọc lệch, mọc dưới nướu được thực hiện bởi đội ngũ Y Bác sĩ giỏi, có tay nghề cao, ứng dụng kỹ thuật nhổ răng chính xác, không làm ảnh hưởng đến xương hàm của bạn.

rang khon ham tren moc lech ra ma

Bác sĩ sẽ gây tê vùng răng khôn cần nhổ, rạch nướu răng và có thể phải cắt răng khôn thành nhiều mảnh nếu răng khôn bị mọc kẹt với răng hàm bên cạnh. Sau khi đã lấy sạch, ổ nhổ răng sẽ được sát trùng và khâu lại, khoảng 1 tuần sau khi nhổ răng, người bệnh sẽ quay lại để cắt chỉ.

Nhổ răng khôn có đau không?

Trước khi tiến hành nhổ răng, Bác sỹ sẽ sẽ gây tê cho khách hàng nhằm làm giảm bớt đau đớn trong quá trình nhổ răng. Trước đây, các phương pháp nhổ răng truyền thống, chỉ có duy nhất một cách gây tê là tiêm vào phần lợi gần chỗ cần nhổ răng.

Hiên nay, ngoài tiêm gây tê, việc sử dụng các thiết bị nhổ răng hiện đại chỉ tác động lên mô cứng và các điểm tiếp xúc với bề mặt răng nên hoàn toàn không làm tổn thương đến các mô mềm và không làm tổn hại tới xương ổ răng. Thời gian cần thiết để thực hiện gây tê và phân tách răng là rất ngắn chỉ khoảng vài phút, thế nên thao tác nhổ răng ra khỏi tổ chức của nó sau đó rất nhanh chóng.

Bên cạnh đó, quy trình nhổ bỏ răng khôn được thực hiện theo quy chuẩn Y khoa là yếu tố quan trọng đảm bảo an toàn và giảm đau đớn cho ca nhổ răng khôn. Vì vậy, nếu những chiếc răng khôn đang “làm khổ” bạn, hãy đến Nha khoa uy tín xử lý ngay nhé!

Leave a comment

Start a Blog at WordPress.com.

Up ↑