【Triệt Để】Cách Chữa Tật Ngủ Nghiến Răng Ở Trẻ Em

Câu hỏi: Xin chào bác sĩ! Con trai tôi năm nay được 4 tuổi, bé bắt đầu có dấu hiệu nghiến răng khi ngủ từ mấy tháng nay. Bác sĩ cho tôi hỏi dấu hiệu này có phải bé đang bị bệnh hay không? Và cách chữa bệnh nghiến răng ở trẻ em như thế nào?

Trả lời: Chào bạn! Rất cám ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi

Bệnh nghiến răng là sự nghiến hoặc xiết chặt hàm răng một cách quá mức của các răng ở hai hàm trên và dưới, có thể phát ra tiếng ken két hoặc khôn. Nghiến răng hay diễn ra vào lúc ngủ, nhất là khi trẻ ngủ sâu. Đôi khi cũng thấy trẻ nghiến răng ban ngày, khi trẻ bị căng thẳng hay lo âu.

Hiện tượng nghiến răng thường xuyên có thể không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ. Nghiến răng nếu chỉ nhẹ thôi thì không cần chữa trị, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì hầu hết trẻ sẽ tự bỏ tật nghiến răng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghiến răng

ngu nghien rang o tre em 1

Thực ra, nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến hiện tượng nghiến răng này cho đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Có 2 nguyên nhân chính thường liên quan đến tật nghiến răng ở trẻ em:

  • Do các răng hàm trên và hàm dưới mọc lệch lạc, răng không thẳng hàng, không khít khi khép 2 hàm răng sẽ dẫn đến chỗ tiếp xúc giữa 2 hàm răng không tốt, không ăn khớp nhau làm trẻ khó chịu. Theo phản xạ, hai hàm răng sẽ có xu hướng cọ xát vào nhau, nghiến chặt lại và nghiến răng sẽ làm trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Do tâm lý, tinh thần không ổn định: Trẻ phải chịu những kích thích nào đó gây tình trạng thần kinh căng thẳng, bị kích động, mệt mỏi quá độ, hoặc do ban ngày trẻ nô đùa, chạy nhảy nhiều khiến chức năng vỏ não mất thăng bằng.
  • Do bệnh nào đó của hệ thần kinh: như bệnh hiteria, bệnh động kinh… Khi trẻ ngủ say, một bộ phận nào đó trên vỏ não tạo ra hưng phấn, làm chi phối nhánh thần kinh ngã ba, tạo nên sự co kéo cơ hàm, gây hiện tượng nghiến răng ở trẻ.
  • Do các bệnh liên quan đến răng miệng như: viêm xoang miệng, viêm chân răng, viêm lợi, nướu….
  • Do các bệnh về tiêu hoá: Viêm dạ dày và ruột ảnh hưởng tới việc tiết dịch tiêu hoá; men tiêu hoá không bình thường gây rối loạn tiêu hoá ở trẻ.
  • Trẻ vận động mạnh, chơi quá nhiều trước khi ngủ cũng gây ra hiện tượng nghiến răng.

Cách chữa bệnh nghiến răng ở trẻ em

Có nhiều biện pháp điều trị nghiến răng nhưng cho đến nay vẫn chưa có một biện pháp hay loại thuốc nào đặc hiệu chữa được tật nghiến răng.

Nếu các bậc cha mẹ phát hiện thấy trẻ có những vết mòn trên bề mặt răng, nên đưa trẻ đi khám bác sĩ nha khoa để kiểm tra, đánh giá tình trạng khớp cắn. Có thể bác sĩ sẽ mài những điểm cộm của răng, mài chỉnh các răng để các răng ăn khớp với nhau hơn hoặc làm một máng nhựa mềm cho trẻ mang trong miệng vào buổi tối, để ngăn trẻ nghiến răng hoặc giữ cho răng trẻ không bị mòn đi. Tác dụng của máng nhựa này nhằm ngăn chặn sự phá hoại răng do nghiến, làm giảm khả năng mòn răng và gãy nứt răng do nghiến răng gây ra.

ngu nghien rang o tre em

Cho đến nay, máng nhựa mềm vẫn là phương pháp chính trong điều trị nghiến răng trên thế giới, hiện tượng nghiến răng có thể giảm bớt. Tuy nhiên, không phải máng nhai lúc nào cũng hiệu quả trong tất cả các trường hợp nghiến răng.

Đối với những trẻ bị nghiến răng do stress, cách chữa nghiến răng là tìm ra nguyên nhân gây nên lo âu, stress cho trẻ. Chỉ cần cân bằng trạng thái tâm lý, tình cảm, thoải mái tâm trí là có thể giúp trẻ giảm bớt nghiến răng.

Để giúp trẻ bỏ tật nghiến răng khi ngủ, cha mẹ nên dành thời gian để nói chuyện với con, giải tỏa những khúc mắc, lo âu trong lòng bé. Bạn cũng nên tập cho bé ngủ sớm, tránh cho bé chơi những trò chơi vận động mạnh trước khi ngủ.

Qua những phân tích trên đây, chúng tôi hy vọng bé yêu của bạn sẽ sớm bỏ được tật nghiến răng. Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!

 

Leave a comment

Start a Blog at WordPress.com.

Up ↑